Rất nhiều tín đồ thời trang khi được biết quần áo làm từ nguyên liệu là vỏ chai nhựa tái chế đã trở nên e ngại. Họ hoài nghi và cho rằng loại vải tái chế này có thể gây nóng,ỏchainhựađimayquầnáomộtcôngđôitiệníknife độ giòn cao và không thoáng khí. Thực tế không hề như vậy...
Theo các chuyên gia, quần áo tái chế từ vỏ chai nhựa có nhiều ưu điểm. Đầu tiên, chúng rất thân thiện với môi trường (chai nhựa là một loại rác thải phổ biến, gây ô nhiễm môi trường, việc tái sử dụng chai nhựa giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường). Tiếp theo chúng giúp tiết kiệm chi phí sản xuất (chi phí sản xuất quần áo tái chế thấp hơn so với quần áo từ nguyên liệu mới). Và cuối cùng, chất lượng của quần áo làm từ nguyên liệu là chai nhựa tái chế tương đương với chất lượng quần áo làm từ nguyên liệu mới.
Thực tế thì để sản xuất một sản phẩm thời trang có nguyên liệu chính là các chai nhựa đã qua sử dụng không quá phức tạp. Quy trình bắt đầu từ khâu thu gom chai nhựa từ các hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp... Sau đó được tập trung phân loại theo màu sắc và loại nhựa (để đảm bảo chất lượng sản phẩm).
Các bạn trẻ nhóm Green Life (Hà Nội) tạo ra các hoạt động tích cực như đổi rác lấy cây, đổi rác lấy tất... khuyến khích phân loại rác tại nhà, giảm rác và sống xanh hơn
Tiếp đến là cắt nhỏ chai thành từng mảnh vụn và làm sạch các mảnh vụn đó để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và đem sấy khô. Các mảnh vụn đã đảm bảo vệ sinh được đem ép thành những viên nhựa. Nhờ máy móc, các viên nhựa được kéo dài thành sợi. Từ sợi nhựa dệt thành vải và may thành quần áo. Quy trình này tuy vẫn sử dụng nhiều năng lượng và tài nguyên song lại tạo ra ít chất thải hơn và quan trọng nhất là chúng "giải quyết" được một số lượng lớn rác thải nhựa cho hành tinh.
Từ lâu, việc phải xanh hóa ngành thời trang nói riêng và thế giới nói chung là ý thức và là nhiệm vụ của nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Đó là lý do trong phong trào sản xuất quần áo từ chai nhựa này không chỉ các cá nhân (nhà thiết kế), đơn vị, thương hiệu thời trang theo đuổi mục tiêu bền vững, vì môi trường xanh mới tham gia mà ngay cả những "ông lớn" ngành thời trang cũng vào cuộc sản xuất quần áo từ nguyên liệu chai nhựa tái chế.
H&M - một thương hiệu thời trang bình dân của Thụy Điển là một ví dụ. Thương hiệu này bắt đầu sản xuất quần áo tái chế từ chai nhựa từ năm 2017. Patagonia, The North Face – những thương hiệu thời trang nổi tiếng của Mỹ cũng vậy. Họ chuyên sản xuất các sản phẩm thời trang thể thao và các dòng sản phẩm quần áo tái chế từ chai nhựa, bao gồm áo khoác, áo phông, quần thun,... Ở Việt Nam, tổng công ty dệt may Thành Công, Uniqlo (một thương hiệu thời trang bình dân của Nhật Bản) cũng bắt đầu sản xuất quần áo tái chế từ chai nhựa Việt Nam... và đưa ra thị trường.
Theo các nhà môi trường thì có lẽ trên hành tinh này đã có đủ quần áo mà không cần phải quay sợi mới. Tại Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu, gần 22 triệu tấn hàng dệt bị vứt đi mỗi năm. Chất thải được tìm thấy ở khắp mọi nơi từ đại dương đến sa mạc Atacama. Phần lớn những gì bị loại bỏ ở Bắc bán cầu được xuất khẩu để trở thành vấn đề của người khác ở Nam bán cầu.
Nếu chúng ta muốn có một nền kinh tế tuần hoàn, hàng tỷ tấn hàng dệt may hiện có sẽ phải được thu hồi và tái chế trên quy mô lớn. Và đó là một thách thức tác động đến mọi phần của chuỗi cung ứng. Các thương hiệu và nhà bán lẻ có khả năng biến điều đó thành hiện thực và các quy định của cơ quan quản lý, sự cấp bách của môi trường đang thúc đẩy tất cả (người sản xuất và tiêu dùng thời trang).
Chính bởi lẽ đó, quần áo tái chế từ chai nhựa là một xu hướng thời trang mới, mang lại nhiều lợi ích cho môi trường. Việc sử dụng quần áo tái chế từ chai nhựa là một hành động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường, góp phần làm xanh trái đất. Tiêu dùng một sản phẩm thời trang tái chế ban đầu lạ, sau sẽ quen, một công nhưng chắc chắn được đôi ba tiện ích.
Theo: BBC, The Fashion Globe, Oceanness, Wired, Daily Mail