"Việc liên tục phát triển mô hình AI lớn và mang tính nền tảng đang thể hiện sự lãng phí rất lớn về nguồn lực xã hội",ạyđuamôhìnhAIlàlãngphínguồnlựcxãhộ120 câu hỏi mô phỏng ông Li nói tại sự kiện AI X-Lake Forum 2023 ngày 15/11 ở Thâm Quyến. "Trong kỷ nguyên AI, thứ chúng ta thực sự cần là các ứng dụng gốc cho AI ở quy mô hàng triệu".
Theo ông, các mô hình AI hiện có hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ điểm dữ liệu, khiến các công ty đứng sau phải huy động nhiều nguồn lực để phát triển và vận hành. "Bản thân mỗi mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) là một nền tảng, tương tự một hệ điều hành. Chúng ta có thể có nhiều hệ điều hành, nhưng cuối cùng các nhà phát triển cũng chỉ cần dựa vào một vài trong số đó để tạo ứng dụng", ông nói.
Nhiều công ty ở Mỹ, Trung Quốc và các nước khác đang chạy đua xây dựng LLM, trong đó có Baidu. Tháng trước, công ty ra mắt mô hình mới nhất có tên Ernie 4.0 tích hợp vào chatbot Ernie Bot và tuyên bố có thể cạnh tranh với GPT-4 của OpenAI. Ngoài Baidu, ở Trung Quốc còn có Alibaba với mô hình Qwen-7B, iFlyTek với SparkDesk hay SenseTime với SenseNova. Về phía Mỹ, bên cạnh GPT-4 của OpenAI còn có PaLM của Google, Llama 2 của Meta hay Titan của Amazon.
Theo ông Li, việc các công ty AI nhỏ hơn bắt kịp những tên tuổi lớn về LLM là điều "không thể thực hiện được và cũng không đem lại kết quả cuối cùng". Ông cho rằng việc phát triển AI cũng nên theo bước chân của lĩnh vực điện thoại di động: sau khi smartphone trở nên phổ biến và giá cả phải chăng, các công ty bắt đầu giới thiệu hàng triệu ứng dụng mang đến lợi ích cho con người.
"Cả Mỹ và Trung Quốc đều đã có mô hình LLM lớn, nhưng chưa chứng kiến sự xuất hiện của những ứng dụng gốc tốt nhất cho AI", ông nói.
Đại diện Baidu không bình luận sau phát biểu của ông Robin Li.
Bảo Lâm (theo Fortune)