trực tiếp đá bóng

NHÀ HƯ CŨNG KHÔNG DÁM SỬAGia đình ông Hồ senegal vs hà lan

【senegal vs hà lan】Đường bị quy hoạch treo quá lâu

NHÀ HƯ CŨNG KHÔNG DÁM SỬA

Gia đình ông Hồ Sĩ Điền (77 tuổi,Đườngbịquyhoạchtreoquálâsenegal vs hà lan ngụ xóm Bắc Ninh, xã Tây Hiếu) sở hữu thửa đất gần 700 m2nằm trong dự án mở đường nối từ cầu Hiếu 2 đến đường N8. Năm 2008, cơ quan chức năng đến cắm mốc để quy hoạch xây dựng con đường dài hơn 600 m, rộng 52 m này. Kể từ đó, người dân nằm trong khu vực giải tỏa không được xây mới, cơi nới nhà cửa và tách thửa đất. "Dự án kéo dài năm này sang năm khác. Năm nào chúng tôi cũng hỏi thì chính quyền trả lời sẽ thực hiện, nhưng chưa biết đến khi nào. Nhà hỏng chúng tôi cũng không dám sửa, sống chen chúc 2, 3 thế hệ trong một căn nhà rất khổ sở", ông Điền nói.

Một nhà dân xây từ năm 1981 đã xuống cấp, nhưng không sửa chữa được vì bị quy hoạch ẢNH: K.HOAN

Một nhà dân xây từ năm 1981 đã xuống cấp, nhưng không sửa chữa được vì bị quy hoạch

K.HOAN

Vợ chồng ông Điền có 3 người con đều đã lập gia đình. Không tách được đất để chia cho các con, nhà lại quá chật nên hai người con trai của vợ chồng ông, một người đi ở nhờ nhà bố mẹ vợ, một người phải làm liều dựng cái chòi trên đất hành lang giao thông để làm chỗ trú ngụ. Chỗ ở chật chội, tạm bợ chỉ đủ kê 2 cái giường và chỗ nấu ăn. Tương tự, bà Nguyễn Thị Tí (73 tuổi) ở cạnh nhà ông Điền cũng có 3 người con đã lập gia đình nhưng mảnh đất 900 m2của vợ chồng bà không thể tách ra để chia cho các con làm nhà ở vì vướng quy hoạch mở đường. Căn nhà cấp 4 xây từ năm 1982 chật chội, đã xuống cấp nhưng không thể xây nhà mới thay thế vì 2/3 mảnh đất sẽ bị thu hồi để làm đường. Chờ đợi quá lâu, bà Tí mang hồ sơ đến UBND xã Tây Hiếu xin tách thửa cho con làm nhà nhưng không được chấp nhận. Không có đất xây nhà, các con của bà phải ngăn tạm căn nhà cũ để làm chỗ ở.

Căn nhà cấp 4 cũ kỹ, xuống cấp được xây từ năm 1981 là nơi ở của vợ chồng chị Phan Thị Hà. Căn nhà này được bố mẹ chồng để lại đã trở nên quá chật chội nhưng gia đình 4 người này vẫn phải ở vì không thể sửa chữa, làm mới. "Năm 2022, Phòng TN-MT cho người đến đo đạc, kiểm đếm, nói sẽ đền bù sớm, nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Chúng tôi cũng chưa biết sẽ được tái định cư ở đâu", chị Hà thở dài.

Ông Phạm Văn Hùng, Trưởng xóm Bắc Ninh, cho biết xóm này có 32 hộ dân nằm trong quy hoạch mở rộng đường. Dự án treo quá lâu khiến các gia đình này rất khổ sở, nhiều người muốn tách thửa cho con nhưng đều không thực hiện được.

CHỜ KINH PHÍ

Ông Chu Anh Tuấn, Chủ tịch UBND TX.Thái Hòa, cho biết dự án này do Sở KH-ĐT tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư, xây dựng từ nguồn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Kinh phí giải phóng mặt bằng do tỉnh Nghệ An bố trí. Tuy nhiên, do chưa bố trí được kinh phí nên đến nay vẫn chưa giải phóng được mặt bằng. Ông Tuấn cũng cho biết dự kiến năm 2024 sẽ bố trí được nguồn để đền bù cho người dân.

Một nhà dân xây từ năm 1981 đã xuống cấp, nhưng không sửa chữa được vì bị quy hoạch ẢNH: K.HOAN

Người dân khổ sở vì bị quy hoạch treo quá lâu

K.HOAN

Một cán bộ UBND TX.Thái Hòa cho biết thêm ban đầu dự án này cần khoảng 50 tỉ đồng để giải phóng mặt bằng, nhưng kinh phí giải phóng mặt bằng hiện đã tăng lên hơn 100 tỉ đồng. Để giải phóng được mặt bằng cần tái định cư cho 25 hộ dân.

Ông Phạm Hồng Quang, Giám đốc Sở KH-ĐT Nghệ An, chủ đầu tư dự án, cho biết dự án đường cầu Hiếu 2 kéo dài được đầu tư với kinh phí gần 50 tỉ đồng từ nguồn vốn vay. Nguồn vốn vay này chỉ bố trí kinh phí xây lắp, không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng. Các thủ tục, kinh phí để thực hiện dự án đã sẵn sàng, tuy nhiên đang chờ giải phóng mặt bằng. Ông Quang cũng cho biết Sở đã làm việc với UBND TX.Thái Hòa để tìm hướng giải quyết vì đến hết năm 2024 nếu vẫn không thể triển khai dự án thì nguồn vốn vay có thể sẽ bị cắt. 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap