trực tiếp đá bóng

Đây là cuộc mổ thứ 2 trong hành trình tái tạo gương mặt của Huỳnh Lê Anh Thư hồi tháng 7/2022. Bác s sh bet

【sh bet】Cô gái 'lột xác' sau 3 lần mổ tái tạo gương mặt

Đây là cuộc mổ thứ 2 trong hành trình tái tạo gương mặt của Huỳnh Lê Anh Thư hồi tháng 7/2022. Bác sĩ chỉ gây tê để ghép mỡ môi nên Thư cảm nhận được toàn bộ cuộc mổ. Cô gái chỉ biết nhắm mắt,ôgáilộtxácsaulầnmổtáitạogươngmặsh bet hai tay nắm chặt vào nhau, hít thở sâu. Mùi thuốc khử trùng, thuốc gây tê, tiếng dao kéo loảng xoảng càng khiến Thư lo lắng.

Trước khi mổ, bác sĩ đánh giá trường hợp của cô là khó, phải trải qua nhiều lần tái tạo. Nhưng ước mong có một khuôn mặt bình thường tiếp thêm cho cô sức mạnh.

Anh Thư hiện là học viên cao học tại Đại học Cần Thơ. Cô không may mắc dị tật sứt môi, hở hàm ếch từ khi còn là bào thai. Lên cấp 2, Thư mới nhận ra bản thân khác biệt khi liên tục bị bạn bè trêu chọc, thậm chí ném giấy, phấn, bàn tán, chỉ trỏ... mỗi khi đến trường.

Một lần, trong tiết sinh học có hình ảnh đứa trẻ mắc dị tật sứt môi, hở hàm ếch, Thư bỗng tái xanh mặt, tay chân lạnh ngắt, bị ngất ngay trong lớp học vì liên tưởng đến hình ảnh bản thân. Đối với cô, những năm tháng học sinh là thời gian buồn bã nhất nhưng Thư không chia sẻ cùng gia đình, chỉ ấm ức giữ trong lòng.

Hình ảnh Thư trước phẫu thuật. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hình ảnh Thư trước phẫu thuật. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Lên đại học, Thư tìm hiểu về thẩm mỹ và mong muốn được phẫu thuật để có khuôn mặt bình thường. Cô được giới thiệu đến bác sĩ Phạm Thị Việt Dung, Trưởng bộ môn Phẫu thuật Tạo hình - Trường Đại học Y Hà Nội. Lấy hết can đảm, Thư nhắn tin cho bác sĩ, giãi bày khó khăn của mình.

"Cô sẽ giúp" là tin nhắn từ bác sĩ Dung, tiếp thêm cho Thư sức mạnh bay ra Hà Nội. Ngày 17/1/2021, Thư đến bệnh viện để bác sĩ đánh giá tình trạng. Theo bà Dung, trường hợp của Thư là ca tạo hình khó, bệnh nhân bị khe hở môi, thiểu sản xương hàm trên và quá phát xương hàm dưới sau nên không thể phẫu thuật tất cả mũi và hàm trong một lần. Bác sĩ chỉ định phẫu thuật chỉnh xương hàm trước, sau đó ghép mỡ môi, nâng mũi sụn sườn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ca mổ của cô bị trì hoãn.

Tháng 8/2022, Thư ra Hà Nội thực hiện ca phẫu thuật chỉnh xương hàm. Lần đầu vào phòng mổ, cô gái được các y bác sĩ động viên, hỗ trợ tinh thần. Cuộc mổ kéo dài trong 8 tiếng, thành quả "vượt kỳ vọng". Soi mình trong gương, Thư thấy khẩu hình miệng bớt móm, song sức khỏe yếu nên phải nằm hậu phẫu dài. Ngoài ra, người bệnh phải cố định hàm nên không thể mở miệng, phải xay nhuyễn thức ăn và dùng ống hút để hút.

Hai tháng sau, Thư tiếp tục ra Hà Nội để phẫu thuật ghép mỡ môi, cũng là cuộc mổ khó quên nhất. Do chỉ gây tê, cô gái vẫn cảm nhận được toàn bộ quá trình. Hình ảnh y bác sĩ đi lại xung quanh, tiếng dao kéo loảng xoảng, ánh đèn mổ chiếu thẳng vào mặt khiến cô bất an.

"Giờ tôi vẫn không tin là mình đã mạnh mẽ đến như vậy", Thư nói.

Sau hai ca phẫu thuật, Thư dần tự tin và cười nhiều hơn. Tuy nhiên, cô cần thêm thời gian để hồi phục và hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp nên đã dời cuộc mổ thứ ba sau một năm. Tháng 7/2023, Thư sẵn sàng phẫu thuật nâng mũi sụn sườn. "Cuộc mổ được gây mê nên không quá nhiều lo lắng, chỉ hơi đau nhức khi tỉnh lại thôi", Thư chia sẻ.

Sau 5 ngày tháo băng, Thư nhìn thấy được phần sống mũi nhô lên, góc nghiêng ổn định hơn. Ngắm mình trong gương, cô mỉm cười, nói đây là phép màu, mở ra một chương mới của cuộc đời.

Hình ảnh hiện tại của Thư sau khi trải qua ba cuộc phẫu thuật. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hình ảnh hiện tại của Thư sau khi trải qua ba cuộc phẫu thuật. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo bác sĩ Dung, kết quả này là sự nỗ lực không ngừng để hoàn thiện bản thân của bệnh nhân, "còn y bác sĩ chỉ là hạt cát trong hành trình thay đổi này".

Hiện, Thư tiếp tục học cao học vừa đứng lớp giảng dạy. Với Thư, mỗi lần đứng bục giảng là một cơ hội để truyền cảm hứng đến mọi người.

"Nếu không thay đổi được hoàn cảnh, hãy cố gắng thay đổi cách suy nghĩ của mình", cô gái cho biết.

Anh Thư và bác sĩ Dung. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Anh Thư và bác sĩ Dung. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Mỗi ngày, trên thế giới có trung bình 550 trẻ em ra đời bị dị tật bẩm sinh. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 3.000 trẻ sinh ra bị dị tật. Trong đó, dị tật hở môi và hở hàm ếch là khiếm khuyết bẩm sinh phổ biến nhất xảy ra tại vùng mặt và miệng.

Nguyên nhân gây dị tật này có thể là mẹ bầu đã dùng thuốc không đúng chỉ định trong thời gian đầu của thai kỳ, nhiễm chất độc hóa học, do nhiễm tia X hoặc nhiễm siêu vi, bị cảm cúm. Người mẹ khi mang thai bị stress, điều kiện sống thấp, suy dinh dưỡng lúc mang thai có thể khiến con bị sứt môi - hở hàm ếch. Những yếu tố về di truyền hay cha mẹ sinh con lúc lớn tuổi cũng là nguyên nhân dị tật này. Do đó, phẫu thuật kịp thời và đúng kỹ thuật giúp các bé phục hồi chức năng bú, nhai - cắn, cải thiện thẩm mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát âm sau này.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap