trực tiếp đá bóng

Ngô Viết Thụ được giới thiệu với tư c&aacut a54

【a54】Cuộc hồi hương của một Khôi nguyên La Mã: Đi tìm hình mẫu phát triển

Cuộc hồi hương của một Khôi nguyên La Mã: Đi tìm hình mẫu phát triển - Ảnh 1.

Ngô Viết Thụ được giới thiệu với tư cách họa sĩ trong cuốn Nghệ thuật Việt Nam hiện đại

Tư liệu

Sự phối hợp giữa họ dưới tư cách là hợp tác của Tổng nha Kiến thiết và Thiết kế đô thị do ông Lê Văn Lắm quản lý và Văn phòng Tư vấn và Chỉnh trang lãnh thổ do Ngô Viết Thụ phụ trách.

Đứng bằng chuyên môn và khí chất riêng

Ông Thụ là con người của chuyên môn, và thuần túy chuyên môn, cốt lấy hiểu biết và nhiệt huyết của mình phụng sự quê hương làm lẽ sống. Khi mới chỉ 34 tuổi, ông từng được đề nghị giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Kiến thiết, thay thế KTS Hoàng Hùng (từ nhiệm vào khoảng năm 1960), nhưng ông đã từ chối để giữ khoảng cách với chức vụ chính trị. Ngoài giờ làm công chức, ông trở về nhà với người vợ và đàn con. Ông có thể chơi dương cầm hoặc thổi sáo trúc để khuây khỏa...

Ông cũng lặng lẽ theo đuổi niềm đam mê hội họa. Ông vẽ nhiều bức tranh sơn dầu, trong đó có bức Ngõ trúc khá nổi tiếng, từng được đưa vào cuốnNghệ thuật Việt Nam hiện đạido Nguyễn Văn Phương chủ biên.

Ngô Viết Thụ cũng là người yêu thơ và khí chất trượng phu của cụ Nguyễn Công Trứ. Ông coi trọng cốt cách kẻ sĩ ngang tàng và độc lập, yêu thích khai phá trong việc chuyên môn...

Khí chất của một người đứng độc lập bằng giá trị chuyên môn cũng giải thích cho việc sau cuộc đảo chính tháng 11.1963, KTS Ngô Viết Thụ vẫn tại vị, được chính quyền quân đội, Đệ nhị Cộng hòa sau đó trọng dụng. Văn phòng Tư vấn Kiến trúc, Mỹ thuật và Chỉnh trang lãnh thổ (tên mới vào thời Đệ nhị Cộng hòa) do ông phụ trách đã tham vấn và trực tiếp thực hiện những dự án quy hoạch lớn tại miền Trung và miền Nam trong những năm chiến tranh.

Nhiều dự án quy hoạch để lại dấu ấn ở Sài Gòn và các vùng phụ cận cũng như ở miền Trung (Huế, Quảng Nam, Quảng Tín), Nam Trung phần (Pleiku, Hậu Bổn, Quảng Đức, Đà Lạt - Tuyên Đức, Ban Mê Thuột)... Các công trình kiến trúc do ông thiết kế tạo được ấn tượng phong cách độc đáo và đảm bảo công năng cho đến ngày nay như: Viện Nghiên cứu nguyên tử Đà Lạt (Đà Lạt), Dinh Độc Lập, Trường đại học Y khoa (Sài Gòn), nhà thờ Phủ Cam, khách sạn Hương Giang 1, Viện Đại học Huế (Thừa Thiên-Huế)...

Hán Thành, một hình mẫu chỉnh trang

Trong các chuyến công cán, tham quan những thành phố lớn trên thế giới, KTS Ngô Viết Thụ lặng lẽ ghi chép và suy tư về tương lai quy hoạch, chỉnh trang các thành phố Việt Nam, trong đó có Sài Gòn.

Cuối cùng, ông cũng tìm thấy một hình mẫu thú vị. Trong tờ trình ngày 12.12.1974 sau khi đi Hán Thành (Seoul), ông đưa ra góc nhìn của mình về "những kinh nghiệm mà những nước không bị chiến tranh hoặc vừa dứt chiến tranh đã thành công trong việc chỉnh trang (quy hoạch)".

Cuộc hồi hương của một Khôi nguyên La Mã: Đi tìm hình mẫu phát triển - Ảnh 2.

Các văn bản phúc trình của Ngô Viết Thụ sau những chuyến đi châu Âu và Hàn Quốc

NVN

Ông cho rằng, sau khi chấm dứt chiến tranh được hai thập niên, thì Hàn Quốc, với sự trợ giúp của các nước, đã hết sức chăm lo về việc chấn hưng kinh tế sản xuất và lập lại toàn bộ hạ tầng cơ sở cũng như phương tiện giao thông, vận chuyển, điện nước, cống rãnh, sân bay, hải cảng, trong một khuôn khổ quy mô.

"Nếu nói theo ngôn ngữ của Servan Schreiber (nhà báo, chính trị gia Pháp - NVN), chia các quốc gia ra làm bốn loại: hậu tiến, tiêu thụ, kỹ nghệ và hậu kỹ nghệ, thì Đại Hàn tiến rất mau từ giai đoạn tiêu thụ (société de comsommation) sang giai đoạn kỹ nghệ (société industrielle). Đại Hàn dám vay bất cứ nguồn tài trợ nào để thực hiện đường sá, sân bay, hải cảng..., chùa chiền, cung điện cổ xưa. Tu sửa đền đài hoa viên, xây cất những đại khách sạn đúng tiêu chuẩn quốc tế, dễ dãi mọi thủ tục để thu hút du khách", ông viết trong bản phúc trình đánh số 91/VP/TVKT.

Vào thập niên 1970, KTS Ngô Viết Thụ tỏ ra hào hứng và thiện cảm với mô hình phát triển, quản trị phát triển của Hàn Quốc. Ông cũng ấn tượng khi được đại sứ VNCH tại Hàn Quốc dẫn đi tham quan một đại học mới của Seoul, cách trung tâm 20 cây số. Ông kể rằng, "những tiêu chuẩn đã được dùng để xây dựng viện đại học này chúng tôi nhận thấy rất hữu ích cho công việc lấy kinh nghiệm thành lập các đại học mới tại Việt Nam", trong đó, về kiến trúc, "tỷ lệ của con người trước bố cục (échelle humaine) đã được tôn trọng, cách bố trí các khối kiến trúc phù hợp với đồi núi, và cách chia khu ảnh hưởng của các bộ môn rất hợp lý. Trong toàn bộ quy mô và thuần nhất, sự phát triển từng khu và bộ môn vẫn khả thi, và giá trị thành phần cá nhân được đề cao trong một tinh thần kỷ luật tập thể".

Cuộc hồi hương của một Khôi nguyên La Mã: Đi tìm hình mẫu phát triển - Ảnh 3.

Phối cảnh ĐH Y Khoa Sài Gòn năm 1961 do Ngô Viết Thụ thực hiện

Tư liệu

Một cách nhắc nhở giới lãnh đạo miền Nam lúc bấy giờ, Ngô Viết Thụ khéo léo khi ngay trong bản phúc trình đã cho rằng, Hán Thành có những thành tựu tái thiết bởi "một tinh thần "kiệm" mà giữ được quốc thể, "cần" mà có sự phối hợp chặt chẽ, kỷ luật".

Và bài học bảo tồn để phát triển đô thị không chỉ thể hiện ở các công trình kiến trúc quý giá, mà việc giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, coi trọng giá trị tri thức cũng được chú trọng trong thời kỳ tái thiết của nước bạn. Ngô Viết Thụ nhận thấy: "Đại Hàn trước đây vì quá lạnh, dân thường đốn củi để sưởi làm hư hết rừng cây, ngày nay không ai dám chặt cây, mà còn có ngày cả nước từ dưới lên trên đều đi trồng cây. Đến một thị trấn nào cũng có hai điều làm cho du khách phải nể: thứ nhất là sạch sẽ, thứ hai là công trình kiến trúc lớn nhất của thị trấn chính là trường học".

Từ những điều mắt thấy tai nghe trong chuyến đi, ông mạnh dạn đưa ra một hình mẫu phát triển, cũng là một nhắn nhủ với việc quản trị quốc gia thời đó: "Dù sao để thu thập kinh nghiệm cho việc chỉnh trang và xây cất tại xứ mình, chúng tôi thấy Đại Hàn có nhiều điều kiện rất giống Việt Nam mình… Có lẽ những kinh nghiệm này còn quý giá hơn những kinh nghiệm mà nhiều nước giàu mạnh hơn không thể cho chúng ta vì sự cách biệt quá xa".(còn tiếp) 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap