trực tiếp đá bóng

Phát ngôn hài hước, lời tâm sự thấm thí ty le 88 truc tuyen

【ty le 88 truc tuyen】Những câu nói 'bất hủ' của thầy cô khiến học trò nhớ mãi

Phát ngôn hài hước,ữngcâunóibấthủcủathầycôkhiếnhọctrònhớmãty le 88 truc tuyen lời tâm sự thấm thía

Dưới một bài đăng trên trang KTX ĐHQG Confessions, không ít học sinh, sinh viên bàn luận về những câu nói "bá đạo" của thầy cô trong quá trình giảng dạy. Chẳng hạn, tài khoản Nguyễn Hoài Nam Khương nhớ mãi câu bắt trend "Tình nghĩa thầy trò chắc có bền lâu" hay tài khoản Nhân Võ chia sẻ câu nói mà mọi học sinh đều nghe qua: "Có quên ăn cơm không mà quên làm bài tập?".

Đọc bình luận, Hoàng Nguyên (sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM) cũng nhớ về người thầy thời THPT: "Thầy hay dặn chúng tôi về nhà nhớ 'đụng' xấp đề cương, không thì thầy trụng nước sôi. Nghe thầy nói, chúng tôi vừa sợ, vừa mắc cười".

Ngày Nhà giáo Việt Nam: Hồi tưởng ký ức, kỳ vọng tương lai - Ảnh 1.

Học sinh, sinh viên để lại nhiều bình luận, chia sẻ kỷ niệm sau bài đăng trên trang KTX ĐHQG Confessions

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Đỗ Trịnh Huyền Trang, học sinh Trường THPT Võ Trường Toản (tỉnh Đồng Nai), thì có kỷ niệm khó quên với câu "Các em lên đây mà giảng thay tôi". "Tính em ngang bướng nên nghe thầy nói vậy, em đã… lên thật. Em trằn trọc cả đêm vì biết mình cư xử sai, hôm sau viết 'tâm thư' cho thầy nhưng không dám gửi. Đến lúc gặp thầy, em chỉ biết ngượng ngùng xin lỗi", Trang kể.

Ngoài phát ngôn hài hước để "trị" đám "nhất quỷ, nhì ma", thầy cô cũng tâm sự những lời thấm thía. Một giáo viên của Trang từng nói rằng mình không đặt nặng điểm số, quan trọng là học sinh có tốt lên từng ngày hay không.

Còn Trương Thị Ngọc Thủy (cựu sinh viên ngành marketing, Trường ĐH Kinh tế-Luật TP.HCM) được giảng viên bộ môn dạy cách đối nhân xử thế bằng câu "Tiên trách kỷ, không có hậu trách nhân" khác lạ so với bản gốc.

Ngày Nhà giáo Việt Nam: Hồi tưởng ký ức, kỳ vọng tương lai - Ảnh 2.

Tấm ảnh cách đây hơn một thập niên chụp cùng cô Hiếu mà Trương Thị Ngọc Thủy còn giữ mãi

NVCC

Mặt khác, Phan Huỳnh Thành Trung (sinh viên ngành giáo dục học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) không chỉ nhớ một câu nói mà là cuộc hội thoại với cố vấn học tập của mình. Lần đó, Trung rơi vào trạng thái tiêu cực và được cô gọi điện tâm sự, vực dậy tinh thần.

Biết ơn "người cha, người mẹ thứ hai"

Cuối cấp THCS, Trương Thị Ngọc Thủy là học sinh do cô Lê Minh Hiếu, giáo viên bộ môn tiếng Anh Trường THCS Nguyễn Viết Xuân (tỉnh Gia Lai) chủ nhiệm. Thủy chia sẻ rằng cô Hiếu đã luyện thi miễn phí cho Thủy khi biết hoàn cảnh gia đình nữ sinh khó khăn, nhiều lần còn chở Thủy đi học về hoặc cho ngủ lại nhà. "Từ một học sinh kém tiếng Anh, tôi được cô kèm cặp để tự tin tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Sự đồng hành của cô là 'bước đệm' để tôi học THPT", Thủy xúc động.

Tương tự, Phạm Thị Thùy Linh, học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong (Vũng Tàu) nhớ ơn một giáo viên giúp mình cải thiện điểm số môn hóa. "Trước khi gặp cô, em gần như không biết làm các bài tập hóa học. Nhưng nhờ cách dạy tâm huyết, cô đã khiến em yêu thích môn 'khó nhằn' này", Linh nói.

Trên hành trình "cập bến" tri thức, "những người lái đò" không quên tiếp thêm tinh thần cho học trò. Thời THPT, chữ "ARN" ở cuối trang tài liệu thầy phát từng là động lực thi đậu đại học của Huỳnh Nguyễn Gia Huy (sinh viên ngành sư phạm khoa học tự nhiên, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM). Đến khi cậu học trò hiện thực hóa giấc mơ, thầy đã giải nghĩa đây là cách ví von nghề giáo truyền đạt kiến thức đến học sinh giống như phân tử ARN vận chuyển chất dinh dưỡng đến từng tế bào trong cơ thể.

Ngày Nhà giáo Việt Nam: Hồi tưởng ký ức, kỳ vọng tương lai - Ảnh 3.

Thầy Phan Minh Dũng, giáo viên bộ môn hóa học Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Q.6) sáng tạo phương pháp giảng dạy trong một tiết học

NVCC

Đồng hành cùng thầy cô

Suốt thời gian qua, không ít giáo viên đã biến phương pháp giảng dạy truyền thống thành mới mẻ, thú vị.

Bằng nhiều nỗ lực, thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3), đã tổ chức sự kiện "nhập vai", tái hiện các giai thoại lịch sử Việt Nam cho học sinh 9 trường THPT cụm 1 (Q.1, Q.3, TP.HCM). Hay thạc sĩ Trần Thị Kim Hoàng, giáo viên Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Q.6) "thổi làn gió mới" vào môn tiếng Anh bằng các hoạt động giáo dục sáng tạo.

Trong hành trình đổi mới dạy và học, thầy Phan Minh Dũng, giáo viên bộ môn hóa học Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Q.6), cho rằng sự đồng hành từ nhiều phía là món quà tri ân 20.11 ý nghĩa nhất để nhà giáo gắn bó với nghề.

"Giáo viên luôn muốn nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp học sinh phát triển tối đa năng lực bản thân. Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển, tuy khá trăn trở về thách thức đặt ra cho nhà giáo, song sự nỗ lực từ nhiều phía sẽ giúp chúng tôi vượt qua khó khăn", thầy Dũng bày tỏ.

Ngày Nhà giáo Việt Nam: Hồi tưởng ký ức, kỳ vọng tương lai - Ảnh 4.

Niềm hạnh phúc của thầy cô là có học sinh đồng hành trong quá trình đổi mới giáo dục

ẢNH MINH HỌA: NHƯ MAI

Muốn làm được vậy, thầy Dũng hy vọng học sinh giữ thái độ kính trọng, lắng nghe với tinh thần cầu thị, đồng thời hình thành tư duy phản biện trước mọi vấn đề. Thầy cũng mong phụ huynh sẽ phối hợp nhịp nhàng cùng giáo viên trong công tác giáo dục học sinh.

Ở môi trường đại học, Phan Huỳnh Thành Trung nhận thấy, dạy học thời nay không theo kiểu "thầy nói, trò nghe" mà cần sự tương tác từ hai phía để tiết học sôi động và hiệu quả hơn. Nhằm hỗ trợ nhà giáo thích ứng với phương pháp giảng dạy mới, Trung đề xuất sinh viên chủ động tìm đến, lắng nghe và chia sẻ cùng thầy cô.

Ngoài ra, Trương Thị Ngọc Thủy gợi ý sinh viên đóng góp ý kiến trong phiếu đánh giá để góp phần cải thiện chất lượng môn học.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap