Xung quanh đề xuất giảm giờ làm trong doanh nghiệp từ 48 giờ xuống 44 giờ,ườiViệtcầnđượcgiảm thờigianlàmviệcxuốnggiờmỗituầngày tốt tháng 5 năm 2023 tiến tới còn 40 giờ mỗi tuần, tôi nhận thấy nhiều người lao động chưa nhận thức đúng về chuyện làm việc 40 giờ một tuần và lo sợ rằng thu nhập của mình sẽ bị giảm. Điều đó chưa thật chính xác vì hầu hết các ngành nghề ở Việt Nam hiện nay đều có số giờ làm thêm thuộc dạng cao trên thế giới.
Thứ nhất, khi quy định làm việc 40 giờ một tuần được áp dụng, đồng nghĩa các doanh nghiệp phải có trách nhiệm trả lương làm thêm cao hơn cho người lao động (bằng 150% lương trong điều kiện ngày thường và 200% trong những ngày lễ, Tết theo quy định) với số giờ vượt mức. Như vậy, nếu doanh nghiệp có nhu cầu huy động người lao động làm cả ngày thứ bảy, họ sẽ phải trả lương cho người lao động tương đương 52 giờ một tuần. Do đó, người lao động được trả lương cao hơn chứ không phải bị giảm lương như nhiều người lo lắng.
Thứ hai, để tăng năng suất lao động, không phải cứ trả thêm lương cho người lao động là được, mà doanh nghiệp sẽ phải có trách nhiệm đào tạo, nâng cao tay nghề, điều kiện làm việc, bổ sung trang thiết bị, công nghệ hiện đại, tổ chức thi đua khen thưởng, quản lý khoa học... Không thể chỉ viện dẫn giảm giờ làm là tăng gánh nặng cho doanh nghiệp.
Thứ ba, người lao động và người sử dụng lao động có mối quan hệ mật thiết và cần phải đi đúng với nhu cầu của thị trường. Ở Việt Nam, do lực lượng lao động nông nghiệp đông, nhu cầu việc làm lớn, nên một số doanh nghiệp lợi dụng sự mất cân đối để ép người lao động với một mức thu nhập chưa tương xứng với công sức họ bỏ ra (có cả các doanh nghiệp FDI).
>> Người Việt có thể làm việc bốn ngày một tuần
Trong khi đó, lực lượng công đoàn tại các doanh nghiệp lại yếu hoặc thường đứng về phía chủ, thay vì bảo vệ quyền lợi người lao động. Ngoài ra, một số doanh nghiệp không làm đúng, đủ trách nhiệm của mình như không đóng các loại bảo hiểm cho người lao động theo quy định...
Ngược lại, người lao động Việt cũng chưa tuân thủ đúng các quy định của theo luật lao động như: không chịu học hỏi, nâng cao tay nghề, vi phạm quy định trong giờ làm việc... Chính những điều đó góp phần khiến năng suất lao động của chúng ta chưa cao, đồng lương chưa xứng đáng.
Thứ tư, nhiều nước phát triển đã giảm giờ làm cho người lao động xuống 36 giờ mỗi tuần. Việt Nam cũng đã giảm giờ làm việc cho công chức và viên chức xuống 40 giờ một tuần. Vậy tại sao chúng ta không thể giảm giờ lao động cho người lao động khối tư nhân xuống 44 giờ và tiến tới 40 giờ một tuần? Các viện dẫn chưa đồng thuận giảm giờ làm việc cho người động không thể coi là ưu việt mà chỉ càng làm mất công bằng với người lao động, càng không công bằng với một số nghành nghề lao động làm việc trong môi trường độc hại.
Cuối cùng, người lao động và người sử dụng lao động cần coi nhau như những đối tác, cùng chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm với nhau để đôi bên cùng có lợi. Có như vậy mới mong thỏa mãn cả về thu nhập cho người lao động và lợi nhuận cho người sử dụng lao động.
>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.