trực tiếp đá bóng

Bộ GD-ĐT đề xuất phương án thi tốt nghiệp T tỷ lệ kèo

【tỷ lệ kèo】Đề xuất thi tốt nghiệp THPT 4 môn, từ năm 2025: Giáo viên, học sinh nói gì?

Bộ GD-ĐT đề xuất thi tốt nghiệp 4 môn,ĐềxuấtthitốtnghiệpTHPTmôntừnămGiáoviênhọcsinhnóigì<strong>tỷ lệ kèo</strong> từ năm 2025: Giáo viên nói gì? - Ảnh 1.

Bộ GD-ĐT đề xuất phương án thi tốt nghiệp THPT cho học sinh theo Chương trình GDPT 2018

NGỌC DƯƠNG

Tại phiên họp Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực vào ngày 14.11, Bộ GD-ĐT đã trình bày dự thảo báo cáo về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó kiến nghị, đề xuất với Chính phủ thi tốt nghiệp THPT theo phương án thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn.

Giảm áp lực thi cử

Với phương án này, phóng viên Báo Thanh Niênđã thực hiện khảo sát "bỏ túi" với 10 giáo viên THPT tại TP.HCM thì những giáo viên này đồng quan điểm và ủng hộ phương án học sinh thi tốt nghiệp THPT với số môn ít nhất trong các phương án mà Bộ đưa ra khảo sát. Tức các giáo viên trên đều lựa chọn phương án thi tốt nghiệp THPT 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn.

Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng phương án Bộ đề xuất với Chính phủ là phù hợp với định hướng Chương trình GDPT 2018 và nguyện vọng của học sinh. Việc thi 4 môn sẽ giúp giảm tải và giảm áp lực cho học sinh cũng như xã hội.

Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi THị Xuân (Q.1), bày tỏ quan điểm ủng hộ với phương án đề xuất của Bộ. Việc thi ít môn sẽ vừa giảm áp lực cho học sinh vừa giảm gánh nặng áp lực kinh tế so với việc tổ chức kỳ thi nhiều môn và kéo dài thời gian.

Đồng thời vị hiệu trưởng này cũng tán thành việc 2 môn bắt buộc là toán, ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số các môn: Ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ. Bởi việc được lựa chọn 2 môn tự chọn sẽ giúp học sinh thể hiện sở trường năng lực của mình một cách tốt nhất trong kỳ thi. Đó cũng là cách để các em giảm áp lực trong thi cử.

Học sinh nói gì về thi tốt nghiệp THPT có 4 môn?

Nhóm học sinh lớp 11, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM) bày tỏ quan điểm, việc thi 4 môn là phù hợp với mong muốn của số đông học sinh. Bởi nếu phải học và thi những môn không nằm trong tổ hợp xét tuyển ĐH, định hướng nghề nghiệp sẽ khiến học sinh nặng nề hơn. 

Còn giáo viên Lê Minh Huy, Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11), cũng cho hay chọn phương án 4 môn như đề xuất của Bộ có ưu điểm là giảm áp lực thi cử cho học sinh.

Bên cạnh đó, giáo viên này cho rằng cũng có những bất cập có thể xảy ra tình trạng học lệch. Chẳng hạn học sinh sẽ đầu tư vào học những môn đã lựa chọn thi mà lơ là những môn học khác.

Ngoại ngữ là môn thi tự chọn có tác động đến việc học môn này?

Trước lo lắng về việc môn ngoại ngữ trở thành môn tự chọn sẽ tác động đến định hướng giáo dục công dân toàn cầu, quá trình phát triển năng lực trong chuyển đổi số hiện đại…, ông Phú nói rằng, đã đến lúc chúng ta phải nghĩ rằng ngoại ngữ là kỹ năng, hành trang hiển nhiên học sinh phải chuẩn bị, chứ không nên nghĩ rằng có thi mới có học.

Tuy vậy ông Phú cũng đề xuất, Bộ có thể tính toán đến việc khuyến khích cộng điểm với những thí sinh tuy không chọn môn ngoại ngữ nhưng có kết quả cao ở các chứng chỉ quốc tế có giá trị, uy tín trên toàn cầu. Như vậy có thể khích lệ học sinh trang bị kỹ năng ngoại ngữ tốt hơn.

Cũng theo Bộ GD-ĐT, với phương án thi tốt nghiệp THPT có 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn, thí sinh sẽ có 36 cách thức để lựa chọn. Vì vậy, giáo viên Lâm Vũ Công Chính đề nghị Bộ sớm công bố cụ thể 36 cách lựa chọn và những tổ hợp lựa chọn như vậy sẽ đáp ứng cho mục đích xét tuyển ĐH, định hướng nghề nghiệp ra sao.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap